Giới thiệu
Trung tâm dữ liệu quốc gia

Quan điểm chỉ đạo

Chiến lược dữ liệu tại Trung tâm dữ liệu quốc gia được xây dựng dựa trên quan điểm định hướng của Chiến lược dữ liệu quốc gia tại Quyết định 142/QĐ-TTg ngày 02/2/2024.
  • 01 Xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia phải phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phù hợp với các quy hoạch, chiến lược phát triển quốc gia; bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với sự phát triển của các cơ sở dữ liệu quốc gia và tiến trình chuyển đổi số quốc gia, phù hợp với kiến trúc Chính phủ điện tử, góp phần xây dựng, phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.
  • 02 Xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia theo các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế, phù hợp với xu thế và xứng tầm thế giới. Công tác triển khai cần thực hiện nhanh nhằm tạo nền tảng để thay đổi một cách căn bản, toàn diện việc thu thập, lưu trữ, quản lý, cung cấp, tích hợp, chia sẻ thông tin, phân tích dữ liệu của Chính phủ bảo đảm mục tiêu quản lý xã hội, chỉ đạo điều hành, cung cấp dịch vụ công và tiện ích cho người dân và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
  • 03 Xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia phải ứng dụng những giải pháp công nghệ tiên tiến, hiện đại nhất, có giá trị sử dụng lâu dài, tận dụng các thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, nhất là phát triển hệ sinh thái các dịch vụ và công nghệ mới như điện toán đám mây, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo... để nâng cao hiệu quả trong quản lý, vận hành và khai thác.
  • 04 Trung tâm dữ liệu quốc gia phải bảo đảm là một trụ cột quan trọng phục vụ quá trình chuyển đổi số quốc gia, hỗ trợ đắc lực và hiện đại hóa công tác quản lý xã hội. Trung tâm dữ liệu quốc gia phải là nơi tập hợp các thông tin, dữ liệu tổng hợp từ các cơ sở dữ liệu quốc gia và trở thành một trung tâm tích hợp, đồng bộ, lưu trữ, chia sẻ và điều phối thông tin, phân tích dữ liệu về con người và các dữ liệu tổng hợp quốc gia.
Quan điểm chỉ đạo

Chiến lược phát triển Trung tâm dữ liệu quốc gia

01 Trung tâm
Trung tâm dữ liệu quốc gia
02 Nguyên tắc
Gồm có:
  • Phục vụ tốt: Thực hiện tốt chức năng của nhà nước là cung cấp hàng hóa công (trung tâm dữ liệu Quốc gia). Thông qua đó, kiến tạo không gian để thị trường vận hành và phát triển, thúc đẩy các tiến bộ công nghệ của quốc gia.
  • Hiệu quả cao: Hoạt động của Trung tâm DLQG đem lại cho Nhà nước và xã hội những giá
03 Phục vụ
Là 3 đối tượng mà Trung tâm hướng tới, gồm Chính phủ số, Xã hội số, và Kinh tế số. Cụ thể:
  • Phục vụ Chính phủ số:
    1. Xây dựng thể chế (Cung cấp dữ liệu để ra quyết định trong các chính sách, quy định)
    2. Thực thi thể chế (Các dịch vụ chung, dịch vụ theo lĩnh vực).
    3. Giám sát chất lượng thể chế (Hệ thống chỉ đạo, điều hành, hệ thống đánh giá chất lượng thể chế).
  • Phục vụ xã hội số:
    1. Thông tin từ cơ quan công quyền đến người dân, doanh nghiệp (kho dữ liệu mở, thông báo trong các tình huống, vv.)
    2. Thông tin từ người dân, doanh nghiệp tới cơ quan công quyền (đánh giá mức độ hài lòng, cung cấp thông tin dữ liệu, …).
    3. Tương tác đa chiều giữa cơ quan công quyền và người dân, doanh nghiệp (thực hiện dịch vụ công, phản ánh kiến nghị, kho dữ liệu có thu phí, …)
  • Phục vụ kinh tế số:
    1. Cung cấp hạ tầng, dữ liệu, dịch vụ phục vụ để phát triển nền kinh tế số;
    2. Tạo không gian thúc đẩy các ý tưởng đổi mới sáng tạo và mạng lưới phát triển công nghệ (doanh nghiệp, chuyên gia, đội ngũ công vụ).
    3. Phát triển nguồn nhân lực số
04 Can thiệp
Là các giải pháp mà Trung tâm DLQG mang tới cho những đối tượng phục vụ như trên. Các giải pháp đó bao gồm:
  • Thể chế tốt: Trung tâm DLQG là cơ quan thực thi và đề xuất các sáng kiến nhằm hoàn thiện thể chế, thúc đẩy chính phủ số, xã hội số, kinh tế số của Việt Nam một cách có hiệu quả.
  • Hạ tầng tốt: Trung tâm DLQG cung cấp hạ tầng tốt, đáng tin cậy cho các đối tượng thụ hưởng.
  • Dữ liệu tốt: Trung tâm DLQG tối ưu hóa quá trình tập hợp, xử lý, lưu trữ, chia sẻ dữ liệu.
  • Dịch vụ tốt Cung cấp các dịch vụ dùng chung và dịch vụ quản lý chuyên ngành có ý nghĩa, đáp ứng đúng và trúng nhu cầu của cơ quan quản lý nhà nước và thị trường.
Như vậy, Trung tâm DLQG tập trung vào những lĩnh vực có lợi thế lớn nhất (thực thi và hoàn thiện thể chế, cung cấp hạ tầng, dữ liệu, dịch vụ). Dựa trên đó, những đối tượng thụ hưởng (bao gồm cả cơ quan nhà nước và các nhân tố khác trên thị trường) có thể phát triển nền tảng và tùy biến các ứng dụng theo nhu cầu và thế mạnh của mình.
Định hướng quản lý

Khai thác dữ liệu và hạ tầng phục vụ đổi mới sáng tạo

  • Về dữ liệu cung cấp và tiếp nhận

    Về dữ liệu cung cấp và tiếp nhận

    Với các sản phẩm phục vụ quản lý nhà nước và đảm bảo an ninh quốc gia, cần tiếp xúc với dữ liệu mật, trên cơ sở ý kiến của Hội đồng tư vấn, Trung tâm sáng tạo, khai thác dữ liệu sẽ xin ý kiến Trung tâm dữ liệu quốc gia để cho phép được tiếp cận dữ liệu trong quá trình phát triển, kiểm thử, và triển khai.
  • Về hạ tầng tính toán của Trung tâm sáng tạo, khai thác dữ liệu

    Về hạ tầng tính toán của Trung tâm sáng tạo, khai thác dữ liệu

    Hạ tầng của Trung tâm sáng tạo, khai thác dữ liệu độc lập với Hạ tầng của Trung tâm dữ liệu quốc gia. Hạ tầng Trung tâm sáng tạo, khai thác dữ liệu được đầu tư ban đầu bởi Nhà nước, nhưng được duy trì và phát triển từ nguồn thu của Trung tâm sáng tạo, khai thác dữ liệu.
  • Về xác định chi phí hỗ trợ dữ liệu

    Về xác định chi phí hỗ trợ dữ liệu

    Sự hỗ trợ của Trung tâm sáng tạo, khai thác dữ liệu với các nhóm đề xuất về dữ liệu và hạ tầng được quy đổi thành chi phí theo nguyên tắc: Giai đoạn nghiên cứu và phát triển và Giai đoạn triển khai sản phẩm.

Vị trí, Mục tiêu

Trung tâm dữ liệu quốc gia là trung tâm dữ liệu do Chính phủ xây dựng, quản lý, khai thác và vận hành; tích hợp, đồng bộ, lưu trữ, chia sẻ, phân tích, khai thác, điều phối dữ liệu của các cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật nhằm hình thành kho dữ liệu về con người và kho dữ liệu tổng hợp1 từ các cơ sở dữ liệu quốc gia; dữ liệu tại Trung tâm dữ liệu quốc gia là nền tảng cốt lõi cung cấp các dịch vụ liên quan đến dữ liệu, hỗ trợ hoạch định chính sách, kiến tạo phát triển, xây dựng Chính phủ số, xã hội số và kinh tế số, bảo đảm quốc phòng an ninh.

Đồng thời cung cấp hạ tầng công nghệ thông tin cho các tổ chức chính trị - xã hội, hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia và các cơ quan có nhu cầu sử dụng để khai thác, vận hành, nâng cao hiệu quả, bảo đảm an ninh, an toàn thông tin.
Vị trí, Mục tiêu
Về phát triển Trung tâm dữ liệu quốc gia
Trung tâm dữ liệu quốc gia khi đưa vào triển khai hoạt động sẽ là tiền đề để thúc đẩy quá trình phát triển và đẩy mạnh khai thác các cơ sở dữ liệu quốc gia phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; góp phần thực hiện mục tiêu nâng tầm chiến lược phát triển kinh tế số của Việt Nam theo kịp các quốc gia trên thế giới, bảo đảm điều kiện cho Việt Nam phát triển và hòa nhập với nền kinh tế số của thế giới.
Về phát triển dữ liệu quốc gia
Phát triển kho dữ liệu tổng hợp với dữ liệu gắn với con người và các dữ liệu tổng hợp từ các cơ sở dữ liệu quốc gia sẽ là trụ cột dữ liệu chính để tạo nền tảng cho phát triển Chính phủ số, thúc đẩy kinh tế số và hình thành xã hội số. Hình thành các hệ thống dữ liệu tin cậy, ổn định của Nhà nước và doanh nghiệp từ đó triển khai các giải pháp kết nối để chia sẻ, sử dụng lại và phát triển các mô hình/ứng dụng phân tích dữ liệu chuyên sâu để tạo ra nhiều giá trị mới, sản phẩm dịch vụ mới và động lực mới cho phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn chuyển đổi số của Việt Nam.
Về phát triển Chính phủ số và cải cách, cắt giảm thủ tục hành chính
Cung cấp hạ tầng phục vụ xây dựng các cơ sở dữ liệu quốc gia và hình thành kho thông tin định danh số cho công dân, tổ chức trong thực hiện các thủ tục hành chính, kết hợp cùng với việc tích hợp đồng bộ, liên thông giữa các cơ sở dữ liệu quốc gia khác sẽ giúp phát triển Chính phủ số và cắt giảm, đơn giản hóa các thủ tục hành chính không còn phù hợp, gia tăng sự hài lòng của người dân với hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước. Hỗ trợ công tác chỉ đạo, điều hành, hoạch định chính sách của Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương trên nền tảng dữ liệu số.
Về phát triển kinh tế - xã hội
Thúc đẩy các giao dịch thương mại trên môi trường số được thường xuyên, liên tục, an toàn và minh bạch hơn. Đồng thời hình thành và từng bước mở rộng kho dữ liệu về con người để người dân, doanh nghiệp khai thác, sử dụng phục vụ sáng tạo, triển khai các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh mới góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế số và xây dựng xã hội số.
Vị trí, Mục tiêu